Là một trong những loại cây có nguồn gốc đến từ Ấn Độ, sả hiện nay đã không còn quá xa lạ đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Trong đó có thể kể đến một số thứ như nấu nước sả uống giảm cân, giảm mỡ bụng,… Thế nhưng, nhiều người vẫn luôn băn khoăn không biết có nên uống nước sả mỗi ngày, uống nước sả hàng ngày có tốt không? Nấu nước sả uống có tác dụng gì? Cách nấu nước sả tại nhà như thế nào là đúng cách?… Trong bài viết ngày hôm nay, Binhnuocteen.com và bạn sẽ lần lượt khám phá, giải đáp từng thắc mắc trên nhé!
Uống Nước Sả Có Tác Dụng Gì?
Nếu bạn luôn tò mò không biết “Nấu nước sả uống có tác dụng gì” hay “Uống nước sả hằng ngày có tốt không?” “Uống nước sả có đẹp da không?” thì phần này là dành cho bạn đó! Sở dĩ, nước sả chiếm được nhiều sự quan tâm, tin dùng của hầu hết mọi người bởi nó giúp cho mỗi chúng ta:
- Nước sả iảm tình trạng căng thẳng, lo lắng, stress và giúp đầu óc trở nên thư thái hơn, giúp bạn thư giãn hơn nhiều so với việc uống một cốc nước trà xanh thông thường
- Làm giảm lượng Cholesterol trong cơ thể một cách hiệu quả, nhanh chóng
- Hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên bởi nước sả giúp cho hệ tiêu hóa được cải thiện lên một cách đáng kể. Qua đó giảm và ngăn ngừa sự nhiễm trùng của đường tiêu hóa
- Chữa được một số bệnh và triệu chứng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày như đau đầu, chóng mặt, đau dạ dày, buồn nôn,…
- Giúp tăng cường các hoạt động trao đổi chất của cơ thể và giảm cân thành công. Nếu bạn là một trong những cô nàng phải nhịn ăn hay phải tập thể hình thường xuyên để có thể giảm cân thì đừng lo, đã có nước sả! Nước sả chứa hàm lượng calo lớn nên cực kỳ hữu ích cho việc giảm cân đó! Tuy nhiên, uống mỗi nước sả thì chưa đủ! Các bạn cũng nên kết hợp cùng với chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh, đảm bảo.
- Nước sả giúp giảm huyết áp cơ thể bằng cách giảm viên và tạo cảm giác thư giãn cho cả cơ thể. Nhờ đó mà ta có thể thấy rõ rằng, nước sả thực sự tốt đối với mọi người, kể cả là những người bị huyết áp cao
- Giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả, bởi lẽ trong nước sả chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C và khoáng chất giúp chống lại nhiều loại bệnh thường gặp trong cuộc sống xung quanh chúng ta như cảm cúm, ho, cảm lạnh,… Ngoài ra, uống nước sả còn giúp mỗi chúng ta “đánh bay” cơn đau họng không mong muốn và làm dịu nhẹ sự kích ứng của niêm mạc họng. Có được điều đấy bởi lẽ trong nước sả chứa rất nhiều thành phần ức chế sự phát triển và hình thành cũng như hoạt động của vi khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn gây hại trực tiếp đến răng miệng.
Bài viết được tham khảo từ nguồn: food.ndtv.com/
Đó là toàn bộ những công dụng nước sả mang lại. Rất nhiều người đã tin dùng và lựa chọn sử dụng nước sả, thế còn bạn thì sao?
Cách nấu nước sả uống hiệu quả, đảm bảo
Dưới đây là một số các cách nấu nước sả sao cho đúng cách, hiệu quả và đảm bảo an toàn nhất dành cho bạn! Hãy cùng theo dõi để “bỏ túi” thêm cho mình những kinh nghiệm quý báu nhé!
1. Nước sả tắc
Nguyên liệu nấu Nước sả tắc:
- 3 nhánh sả tươi
- 1 nhánh gừng
- 1 quả chanh
- 1 lít nước
- 1 chút đường vàng hoặc đường thốt nốt
Cách nấu Nước sả tắc:
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu kể trên
- Bước 2: Đập dập sả, cắt khúc khoảng 5 cm sau khi đã gọt vỏ. Sau đó đem thái lát mỏng từng miếng
- Bước 3: Cho nước và đường vào nồi nấu cho đến khi đường và nước hòa quyện vào nhau và sôi lên thì cho gừng và sả vào nấu khoảng 5 phút là có thể tắt bếp
- Bước 4: Chờ nước bớt nóng để hưởng thụ thành quả
Tác dụng Nước chanh sả
- Nước sả tắc giúp ngăn ngừa rối loạn chức năng của các tế bào bên trong động mạch vành, chống lại quá trình oxy hóa cũng như lão hóa một cách hiệu quả
- Nước sả tắc giúp điều trị nhiễm trùng răng miệng và sâu răng nhanh chóng bởi nước sả tắc có đặc tính kháng khuẩn cực mạnh
- Uống nước chanh sả mỗi ngày có tốt không? Nước sả tắc nhờ có đặc tính chống viêm mà nước sả tắc còn có tác dụng giúp tránh, ngăn ngừa một số bệnh về tim cũng như đột quỵ, nhiễm trùng máu, giảm thiểu nguy cơ gây ung thư
- Tác dụng của nước chanh sả giúp thúc đẩy, tăng cường quá trình tiêu hóa và giúp cơ thể loại bỏ các chất lỏng dư thừa cùng muối Natri. Có thể bạn chưa biết, nước sả tắc còn được biết đến là một loại thuốc lợi tiểu cực kỳ đảm bảo an toàn nữa đấy!
- Nước chanh sả có tác dụng gì? Giúp giảm cân và cực kỳ có ích đối với những người bị tăng huyết áp
- Nước sả tắc Giảm triệu chứng rối loạn tâm sinh lý hay các triệu chứng thông thường như đầy hơi, nóng trong người,… trước chu kỳ kinh nguyệt
2. Nước chanh sả mật ong
Nguyên liệu Nước chanh sả mật ong :
- Sả (5 cây)
- Mật ong rừng
- Gừng (1 nhánh)
- Nước (khoảng 3 lít)
- Chanh (3 quả)
- Lá dứa (2-3 lá)
Cách nấu Nước chanh sả mật ong:
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trước khi đem đi chế biến
- Bước 2: Cho sả, gừng, lá dứa vào nồi nước và đun sôi rồi bỏ thêm chanh vào đun khoảng 20 phút tiếp
- Bước 3: Chờ cho nước nguội hơn một chút rồi cho mật ong vào và khuấy nhẹ
- Bước 4: Thưởng thức nước chanh sả mật ong
Tác dụng của Nước chanh sả mật ong:
- Giúp nâng cao sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn
- Giải khát, thanh lọc cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa
- Công dụng của nước gừng sả mật ong giúp chữa trị được rất nhiều loại bệnh như ho, cảm cúm, đau dạ dày… thậm chí là ngăn ngừa ung thư. Có thể dễ hiểu điều này bởi trong thành phần của sả có chứa chất gọi là beta-carotene – một loại chất oxy hóa
- Nước chanh sả mật ong có thể nói là loại nước “cứu tinh” cho các chị em phụ nữ bởi nó giúp cho việc giảm cân trở nên hiệu quả. Mọi người cũng không cần phải nhịn ăn hay uống thuốc mà có thể sử dụng loại hỗn hợp này kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên là đã đủ!
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt
- Giúp cho làn da trở nên chắc khỏe, sáng mịn
- Ngoài ra, nước chanh sả mật ong còn giúp trị nấm, chống sốt rét, giảm thiểu tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress mà thay vào đó, người sử dụng sẽ cảm thấy tâm trạng như thoải mái hơn nhiều
3. Nước sả tắc mật ong bạc hà
Nguyên liệu Nước sả tắc mật ong bạc hà:
- 1 củ gừng
- 7-10 củ sả
- Lá tắc
- Mật ong
- Lá bạc hà
Cách nấu Nước sả tắc mật ong bạc hà:
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi đem sả đập dập, cắt thành từng khúc
- Bước 2: Cho vào nồi đun sôi với 6 lít nước
- Bước 3: Tắc vắt lấy nước (lưu ý nhớ gạn hết hạt ra) cho vào phần nước sả vừa nấu trên
- Bước 4: Cho thêm chút mật ong vào tùy theo độ ngọt mong muốn
- Bước 5: Sau khi để nguội thì lấy chút lá bạc hà cho vào
- Bước 6: Lọc nước qua ray và hưởng thụ thành quả
Tác dụng Nước sả tắc mật ong bạc hà:
- Giải khát, giúp ngăn ngừa nóng trong người hiệu quả
- Chống lại quá trình oxy hóa
- Điều trị ho, viêm họng, sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nôn mửa, nhức đầu…
- Kích thích quá trình tiêu hóa và chữa chứng chán ăn hay ăn mãi mà không tiêu
- Giúp giảm cân nhanh chóng, đảm bảo an toàn và không gây các tác dụng phụ như một số loại thuốc giảm cân đang được bày bán trên thị trường
- Giúp cho làn da trở nên trắng sáng hơn, căng mịn hơn
- Giúp ngủ ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn
- Giảm thiểu nguy cơ stress, trầm cảm, lo lắng,…
- Điểm đặc biệt nữa mà nước sả tắc mật ong bạc hà có được nữa chính là tác dụng hữu ích đối với bà bầu. Nếu dùng hỗn hợp trên thường xuyên, mẹ bầu sẽ giảm được chứng ốm nghén, chán ăn trong quá trình bầu bí và tăng sức đề kháng cho cả mẹ và con. Bên cạnh đó, loại nước này còn có đặc biệt giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi nữa đó^^
4. Nước sả lá dứa
Nguyên liệu Nước sả lá dứa :
- 4 cây sả
- 4 lá dứa
- Chanh
- 100 gam đường
- Trà lipton
- Nước
Cách nấu Nước sả lá dứa:
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu
- Bước 2: Đập dập sả, cắt lá dứa thành từng miếng nhỏ và vắt chanh để lấy nước cốt
- Bước 3: Cho đường, sả vào khoảng 200 ml nước để nấu. Nhớ khuấy đều cho nước sôi và đường tan ra
- Bước 4: Khi hỗn hợp đã sôi thì tắt bếp và ủ thêm khoảng 5 phút nữa để lọc bỏ phần sả đã nấu và được siro sả
- Bước 5: Tiếp đến cho lá dừa vào nồi chứa đường và 200 ml nước để đun sôi cho đến khi hỗn hợp siro đã sột sệt lại thì tắt bếp, lấy nước siro đó và bỏ đi phần lá dứa không cần thiết
- Bước 6: Bỏ lipton vào 250 ml nước sôi khoảng 10 phút
- Bước 7: Lắc đều tất cả các hỗn hợp đã tạo thành trên trong cốc vào với nhau và thưởng thức (nếu uống lạnh sẽ ngon hơn)
Tác dụng Nước sả lá dứa:
- Nước sả lá dứa Chữa chứng chuột rút, co thắt đường tiêu hóa
- Giúp cho tinh thần trở nên thoải mái, dễ chịu hơn, tránh trầm cảm, stress, mệt mỏi,… sau một ngày làm việc dài
- Nước sả lá dứa Hạn chế sự hấp thụ và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Qua đó giúp việc giảm cân diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn và ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám động mạch
- Nước sả lá dứa Chữa trị một số loại bệnh liên quan đến khớp, bệnh gút hay viêm khớp,… thậm chí là giúp ngăn ngừa khả năng bị ung thư
- Giải khát, thanh lọc cơ thể, loại bỏ tối đa mùi hôi trên miệng, giúp da trắng sáng, mịn màng…
5. Nước uống sả gừng
Nguyên liệu Nước uống sả gừng:
- 1,5 lít nước
- Sả
- Gừng
- Đường cát
Cách nấu Nước uống sả gừng:
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, đem gừng thái lát thành miếng mỏng
Bước 2: Cắt sả thành từng miếng lớn ở phần ngọn và đập dập ở phần củ
Bước 3: Cho gừng, sả vào nồi nước và đun sôi
Bước 4: Khi nước đã sôi vài lần thì giảm nhiệt độ và cho đường cát vào khuấy đều lên
Bước 5: Chờ nước sôi thêm vài lần nữa rồi có thể tắt bếp
Tác dụng Nước uống sả gừng:
- Uống nhiều nước gừng sả có tốt không? Giúp tiêu hóa tốt sau khi ăn, giảm triệu chứng tiêu chảy, táo bón nhưng đừng lạm dụng quá nhiều.
- Nước sả gừng giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn
- Ngăn ngừa một số bệnh như tiểu đường, đau bụng, đau họng, nghẹt mũi, ho khan, ho có đờm, giải độc,… hiệu quả
- uống nước sả gừng mỗi ngày có tốt không? Có tác dụng giảm cân cực kỳ tốt và đảm bảo an toàn
- Lưu thông đường huyết, thanh lọc cơ thể
- Điều hòa kinh nguyệt ổn định ở nữ giới
6. Nước sả quế
Nguyên liệu Nước sả quế :
- Quế
- Sả
- Chanh
- Gừng
- Nước
- Mật ong
- Hạt dẻ
Cách nấu Nước sả quế:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho sả, gừng, quế vào nồi nước đun
Bước 2: Chờ nước sôi lên rồi để cho nguội hơn, cho hạt dẻ vào
Bước 3: Lọc lấy nước và cạn phần cái
Bước 4: Vắt chanh vào cốc và thưởng thức
Tác dụng Nước sả quế:
- Giúp cho thân hình trở nên thon gọn như mong muốn, giảm cân “chóng mặt” do nó làm tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể
- Giúp cho làn da trở nên săn chắc, chắc khỏe hơn
- Giải khát, thanh lọc cơ thể
- Ngăn ngừa một số bệnh
- Giảm thiểu stress, căng thẳng, lo lắng,…
7. Nước sả tắc hạt chia
Nguyên liệu Nước sả tắc hạt chia:
- 5 cây sả
- Hạt chia
- 200 gam đường
- 3 quả chanh
- Nước
Cách nấu Nước sả tắc hạt chia :
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi đem sả cắt thành từng khúc một, đập dập
Bước 2: Cho lượng sả trên vào trong nồi nước cho đến khi sôi thì giảm nhiệt độ xuống và để bếp trong khoảng 15 phút
Bước 3: Lấy nước cốt chanh cho vào hỗn hợp nước sả trên rồi khuấy đều lên và thưởng thức thành phẩm
Tác dụng của nước chanh sả hạt chia:
- Giúp giải độc, giảm kháng isullin và cân bằng độ pH trong cơ thể
- Chống lại quá trình oxy hóa
- Cực kỳ hữu ích đối với những người đã, đang và sẽ có ý định giảm cân
- Giải khát, thanh lọc cơ thể, giúp bạn trở nên tràn trề sức sống và năng lượng cho một ngày làm việc
- Cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể như chất xơ, canxi, sắt, magie và axit béo Omega 3 protein
- Tốt cho sức khỏe và hệ thống tim mạch, tạo cảm giác no lâu và tránh tình trạng biếng ăn ở trẻ
8. Nước sả nha đam
Nguyên liệu Nước sả nha đam:
- 4 củ sả
- 600 gam nha đam tươi
- 120 gam đường phèn
Cách nấu Nước sả nha đam:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu, lấy nha đam đem bỏ vỏ và ngâm trong nước khoảng nửa tiếng trước khi đem ra chế biến, sau đó đem rửa sạch bằng nước lạnh và để ráo nước
Bước 2: Cắt sả ra thành từng khúc và cho vào nồi nước để đun sôi lên (có thể thêm đường tùy theo sở thích và khẩu vị mỗi người)
Bước 3: Đun nước sả khoảng nửa tiếng và vớt ra
Bước 4: Đun nha đam trong nồi khoảng 10 phút
Bước 5: Chờ nguội và thưởng thức, cho thêm đá sẽ cảm nhận được độ ngon hơn của nước sả nha đam
Tác dụng Nước sả nha đam:
- Giúp đẹp da, chống lại quá trình lão hóa
- Thanh lọc cơ thể, tăng cường năng lượng cho sức khỏe (đặc biệt là đối với những ngày hè oi ả, nóng bức)
- Chữa trị một số bệnh, ngăn ngừa ung thư
9. Nước sả đường phèn
Nguyên liệu Nước sả đường phèn :
- Chanh
- Đường phèn
- 5 củ sả
Cách nấu Nước sả đường phèn :
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu và thái sả thành từng khúc, bỏ phần ngọn
Bước 2: Cho đường phèn vào nồi nước và nấu sôi lên
Bước 3: Cho thêm sả và gừng sau khi đã đập nát và thái lát vào khoảng 20 phút, khuất đều
Bước 4: Vắt thêm chanh vào và thưởng thức
Tác dụng Nước sả đường phèn :
- Giúp thanh lọc cơ thể, làm đẹp da
- Cải thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, kiểm soát lượng đường có trong máu
- Tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể
- Đốt cháy lượng mỡ thừa, bổ sung thêm lượng vitamin cũng như khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe con người
- Giảm cân nhanh chóng, không gây các tác dụng phụ như thuốc giảm cân
- Mau chóng sở hữu được thân hình thon gọn như mong muốn
Cách nấu nước sả lau nhà
Nguyên liệu nấu nước sả lau nhà :
- Sả
- Nước
- Rượu
Cách nấu nấu nước sả lau nhà :
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, đem sả cắt bỏ phần lá để lấy phần gốc và vỏ trắng bên trong
Bước 2: Bỏ sả vào trước và cho rượu và nước vào sau sao cho sả chìm ngập trong nước và rượu, tránh để sả nổi lềnh bềnh trên mặt nước và để trong 3 ngày
Bước 3: Sau 3 ngày, lấy phần sả ngâm kia ra và xay nhuyễn
Bước 4: Lọc bỏ phần cặn để lấy phần nước
Bước 5: Cho nước vào trong lọ kín để nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 3 tuần tiếp theo là đã có thể sử dụng
Tác dụng nấu nước sả lau nhà:
- Giúp diệt khuẩn, khử mùi sàn nhà, lau sàn nhà cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là đối với những gia đình có con nhỏ, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm để bé thoải mái nô đùa, lăn lê trên sàn nhà
- Tạo không gian thoáng đãng, dễ chịu và giảm thiểu lượng muỗi, kiến, gián và các loại côn trùng máu lạnh khác.
- Đặc biệt không gây dị ứng, khô ráp và khiến việc lau nhà trở nên thuận tiện, nhẹ nhàng
Cách nấu nước sả xông phòng
Nguyên liệu nấu nước sả xông phòng:
- Tầm chục cây sả
- 200 ml rượu trắng
- 200 ml nước tinh khiết
Cách nấu nấu nước sả xông phòng :
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, đem sả cắt bỏ phần lá và chỉ lấy phần gốc và phần trắng bên trong khi đã lột bỏ vỏ già
Bước 2: Ngâm sả ngập trong nước tinh khiết và rượu trắng để ở nơi khô ráo trong khoảng 3 ngày
Bước 3: Sau 3 ngày, bỏ hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố để có thể xay nhuyễn
Bước 4: Lọc bỏ phần bã vừa xay để lấy phần nước và cho vào lạ, đậy kín để trong 3 tuần tiếp theo
Bước 5: Sau 3 tuần, bạn đã có thể đem hỗn hợp trên ra sử dụng để xông phòng
Tác dụng nấu nước sả xông phòng:
- Khử mùi ẩm mốc, ẩm thấp, mang đến hương vị thơm mát, dễ chịu cho căn phòng
- Đuổi muỗi cũng như các loại côn trùng một cách hiệu quả
- Không gian trở nên thông thoáng, thoáng đãng hơn, hỗ trợ cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại một số bệnh nhất định
- Theo phong thủy dân gian thì nước sả xông phòng còn có tác dụng hữu ích trong việc thanh tẩy âm khí, tăng cường sinh khí, hỗ trợ thiền định, tịnh hóa không gian tâm linh
Cách nấu nước sả xông mặt
Nguyên liệu nấu nước sả xông mặt:
- 5 củ sả
- Chanh
- Muối hột
- Nước
Cách nấu nấu nước sả xông mặt:
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, đem sả đập dập mỏng và thái lát chanh để cả vỏ
Bước 2: Cho tất cả chanh, sả và một chút muối vào nồi nước rồi đun sôi kỹ
Bước 3: Đặt nồi trước mặt, lấy khăn trùm kín đầu để hơi nước phả vào mặt nhiều nhất.
Bước 4: Xông cho đến khi nước hết bốc hơi, đợi mặt bớt nóng rồi đem rửa lại bằng nước mát sạch
Tác dụng nấu nước sả xông mặt:
- Dưỡng da và trị mụn hiệu quả
- Lấy đi bụi bẩn, bã nhờn, giúp da sạch sâu từ tận lỗ chân lông, ngăn ngừa hình thành mụn
- Tăng cường tuần hoàn máu dưới da, giúp da đào thải độc tố
- Giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi
Một số câu hỏi thường gặp về nước sả
Uống nước sả có nóng không?
Bạn muốn uống nước sả mà không biết loại nước này mát hay nóng? Nếu bạn đang băn khoăn, tò mò không biết uống nước sả có nóng không thì ngay sau đây, bài viết này sẽ bật mí cho bạn biết! Có thể khẳng định chắc chắn rằng câu trả lời là không nhé! Đấy là đối với những bạn biết sử dụng đúng cách, uống đủ thì sẽ rất tốt cho sức khỏe, giải độc, thanh lọc cơ thể,… Tuy nhiên, nước sả tốt là thế nhưng nếu sử dụng không đúng cách hay quá lạm dụng là điều cực kỳ nguy hiểm đó nha!
Tắm nước lá sả có tốt không?
Có thể một số bạn đã biết, sách xưa từng gọi sả là xương mao và ghi rằng: xương mao vị cay, tính ấm, giúp tiêu hóa, thông khí khỏi nôn, tiêu đờm, sát trùng, giảm đau, trấn kinh, trừ phong, lợi tiểu. Cũng theo kinh nghiệm dân gian, nấu nước lá sả tắm hằng ngày cực kỳ tốt, nó giúp cho trị chứng mụn mọc, lở ngứa kể cả ở trẻ em chứ không riêng gì mỗi người lớn. Vậy nên, câu trả lời hoàn toàn là tốt nhé!
Uống nước sả nhiều có tốt không?
Uống nước sả mỗi ngày có tốt không? Những phần trên Binhnuocteen đã nêu lên những công dụng của nước sả tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải vì vậy mà bạn lạm dụng và uống quá nhiều loại nước sả này. Vì nước này cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ví dụ như ảnh hưởng cho dạ dày nếu uống nhiều vào lúc đói; uống quá nhiều có thể gây nên tình trạng nóng trong người, ảnh hưởng đến tiêu hóa…
Lời kết:
Bài viết đã giải đáp cho các bạn những thắc mắc về uống nước sả có tác dụng gì và uống nước sả hằng ngày có tốt không cũng như cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về các cách kết hợp nước sả để xông nhà, trị mụn,… Nếu có bất kỳ các thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng mình để nhận được tư vấn nhanh chóng và sớm nhất có thể nhé! Giờ thì hãy chia sẻ bài viết để cho mọi người cùng biết nào!